trung tâm bảo tồn di tích cố đô huế nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình huế
close
Tin tức - sự kiện
menu_open

Tin tức - sự kiệnchevron_rightThông cáo báo chí

Xem cỡ chữ:
|
Nhã nhạc Huế - Đỉnh cao của âm nhạc cung đình Việt Nam
Đến Huế, nhất là vào những dịp lễ hội, đã mấy ai quên được một loại hình âm nhạc đặc biệt, thấm đẫm nét văn hóa Huế, với âm hưởng rộn ràng, da diết, uyển chuyển, trang trọng mà tao nhã. Đó là nhã nhạc, vốn trước đây chỉ được tổ chức vào các dịp lễ của triều đình phong kiến.
Điện thoại:

ĐỈNH CAO ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH

Theo các nhà nghiên cứu, âm nhạc cung đình được ra đời từ lúc thiết lập Nhà nước quân chủ Việt Nam. Từ thời nhà Lý (1010-1225), âm nhạc cung đình đã được định hình và sau đó được phát triển qua các triều đại nhà Trần (1225-1400), nhà Hồ (1400-1407), nhà Lê (1427-1788), nhà Tây Sơn (1889-1801) và đặc biệt phát triển rực rỡ ở triều Nguyễn. 

Nha nhac Hue - Dinh cao cua am nhac cung dinh Viet Nam hinh anh 2

Triều Nguyễn đã đưa âm nhạc vào "giáo hóa" phong tục. Dòng nhạc cung đình triều Nguyễn thực sự là một điển hình cho âm nhạc bác học Việt Nam. Các vua triều Nguyễn tiếp nối truyền thống thường tổ chức các buổi hòa nhạc cung đình. 

Trong thời nhà Nguyễn, âm nhạc cung đình được dùng trong các dịp tế lễ: Tế Đại triều (2 tháng/lần), Thường triều (4 tháng/lần), lễ tế Nam Giao, Tịch điền, sinh nhật vua và hoàng hậu, lễ đăng quang, lễ tang của vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần... 

Đời vua Thành Thái, đội nhã nhạc gồm 120 người, sau lấy thêm 20 đồng ấu. Sang đến đời vua Khải Định tuyển thêm 30 đồng ấu vào đội nhã nhạc. Nhã nhạc có vị trí quan trọng đến mức, những người hoạt động lâu năm về nhã nhạc, có kinh nghiệm trong nghề sẽ được triều đình phong hàm, phong tước.

Để tôn thêm phong thế, nghi vệ của triều đình, triều Nguyễn lập ra ban Đại nhạc dùng trong các cuộc đại lễ và ban Tiểu nhạc dùng trong các cuộc vui, ca múa. Đó là loại nhạc ngự dành riêng cho triều đình mà ta gọi là nhạc cung đình.