trung tâm bảo tồn di tích cố đô huế nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình huế
close
Tin tức - sự kiện
menu_open

Tin tức - sự kiệnchevron_rightThông cáo báo chí

Xem cỡ chữ:
|
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KIỆT TÁC NHÃ NHẠC HUẾ
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KIỆT TÁC NHÃ NHẠC HUẾBẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KIỆT TÁC NHÃ NHẠC HUẾBẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KIỆT TÁC NHÃ NHẠC HUẾBẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KIỆT TÁC NHÃ NHẠC HUẾBẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KIỆT TÁC NHÃ NHẠC HUẾBẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KIỆT TÁC NHÃ NHẠC HUẾ
Điện thoại:

Ngày 7/11/2003, Tổng Giám đốc UNESCO Kiochiro Matsuura chính thức công bố Nhã nhạc Huế được ghi tên là 1 trong số 28 kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại trong buổi lễ được tổ chức tại Paris, Pháp. Đây cũng là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào danh mục này.

Trong 16 năm qua, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn được 10 nhạc chương trong lễ Tế Giao, 9 nhạc chương trong lễ Tế Miếu, 5 nhạc khúc trong lễ Đoan Dương, Vạn Thọ và Tết Nguyên đán, 40 nhạc khúc trong diễn tấu với đội Tiểu nhạc, 14 nhạc khúc kèn dùng trong Đại nhạc, 10 nhạc khúc diễn tấu khi có Vua ngự. 

Nhà hát Duyệt Thị Đường (được xây dựng cách đây 200 năm) được trùng tu đưa vào sử dụng nhưng đã kế thừa lịch sử, tiếp tục khai thác, phục hồi những tác phẩm tiêu biểu có khả năng bị thất truyền, nhất là Nhạc lễ cung đình Huế để đưa Nhã nhạc Huế, một loại hình âm nhạc chốn cung đình đến với công chúng.

Nhiều tiết mục đã được Nhà hát Duyệt Thị Đường dàn dựng và biểu diễn như trống Thái Bình, Tam luân cửu chuyển (đại nhạc); Phú lục dịch, Kim tiền (tiểu nhạc); Vũ phiến, Lục cúng hoa đăng (múa) và nhiều trích đoạn tuồng cổ như Kỷ Lan Anh, Ôn Đình chém Tá. 

Nhã nhạc Huế, ngoài yếu tố nội lực còn được "tiếp sức" trong dự án "Bảo tồn và phát huy những giá trị Nhã nhạc Huế (Nhạc Cung đình Việt Nam)."