trung tâm bảo tồn di tích cố đô huế nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình huế
close
Giới thiệu
Tin tức - sự kiện
  • Nghệ sỹ cung đình Huế với tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024
    Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 07/6 đến 12/6, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” tiếp tục khẳng định sức lan tỏa của một lễ hội văn hóa, lịch sử và nghệ thuật hội tụ những chương trình biểu diễn hấp dẫn của các nghệ sỹ tiêu biểu trong nước và quốc tế, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo; các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao của các quốc gia đến từ các châu lục, diễn ra hàng đêm tại các sân khấu điện Kiến Trung, Thái Bình Lâu, vườn Thiệu Phương (Đại nội); các sân khấu cộng đồng bia Quốc học, Công viên 3/2 và trên khắp tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Nhiều nghệ sỹ thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú
    Sáng 6/3, lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), (NSƯT) lần thứ 10 đã được tổ chức trang trọng tại Nhà hát lớn Hà Nội. Nhiều nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu NSND, và NSƯT, trong đó, 4 nghệ sĩ thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế cũng đã được phong tặng NSƯT trong đợt này.

  • Nghệ sỹ cung đình Huế với chương trình thơ nhạc “Hương sắc mùa xuân”
    Tối 15 tháng Giêng (nhằm ngày 24/02/2024), chương trình Thơ nhạc “Hương sắc mùa xuân” do Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức được các nghệ sỹ Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế trình diễn tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế là điểm nhấn của Ngày hội thơ Huế.

  • Chương trình phục vụ tết do các nghệ sỹ cung đình Huế biểu diễn

  • Không gian trưng bày mặt nạ tuồng Huế - Nơi tiếp lửa cho tình yêu nghệ thuật
    Không gian trưng bày Mặt nạ tuồng Huế là nơi giới thiệu các sản phẩm kẻ mặt nạ của học viên sau khi khóa học kết thúc. Đây vừa là điểm tham quan, vừa là không gian giới thiệu quảng bá nghệ thuật tuồng, đưa tuồng đến gần hơn với công chúng.

menu_open

Loại hình nghệ thuật đang biểu diễnchevron_rightMúa Cung đình

Xem cỡ chữ:
|
Múa Cung đình
Múa cung đình đi đôi với nhạc cung đình và có nguồn gốc lâu đời ở nước ta. Vào thời nhà Lý, nhà Trần đều đã có các điệu múa cung đình. Múa cung đình bắt nguồn từ các điệu múa truyền thống trong dân gian, được chọn lọc và nâng cao theo những qui phạm nghệ thuật chặt chẻ, nghiêm trang. Múa cung đình mang tính chất khoẻ khoắn, ca ngợi cảnh thái bình, thịnh trị.
Điện thoại:

Múa cung đình triều Nguyễn cũng tiếp thu các điệu múa từ cung đình và dân gian của các triều đại trước, nâng cao và sáng tạo thành những điệu múa mới, mang đặc trưng của nghệ thuật biểu diễn thời Nguyễn. Múa cung đình nhà Nguyễn chủ yếu là múa tập thể, tư tưởng, chủ đề thường biểu hiện ở các đội hình di chuyển và kết thúc bằng một đội hình ngưng đọng. Trong khi trình diễn, các vũ sinh miệng ca, tay múa theo điệu nhạc hoà tấu. Nội dung bài hát trong điệu múa hoàn toàn bằng chữ Hán. Trong số 11 điệu múa của thời nhà Nguyễn đã và đang được nhà hát Truyền Thống Cung Đình thuộc TTBTDT cố đô Huế sưu tầm, khai thác và phục hồi gồm:


1. Bát dật (Đang biểu diễn)
2. Lục cúng hoa đăng (Đang biểu diễn)
3. Tam Tinh chúc thọ (Đang nghiên cứu phục hồi)
4. Bát tiên hiến thọ (Đang nghiên cứu phục hồi)
5. Trình tường tập khánh  (Đang biểu diễn)
6. Tứ Linh  (Đã phục hồi và đưa vào biểu diễn một số trích đoạn như:Lân mẫu xuất lân nhi, song phụng, Long hổ hội)
7. Nữ tướng xuất quân (Đang biểu diễn)
8. Vũ phiến (Đang biểu diễn)
9. Tam quốc tây du  (Đang biểu diễn)
10. Lục triệt hao mã đăng (Đang nghiên cứu phục hồi)
11. Đấu-chiến-thắng-phật  (Đang nghiên cứu phục hồi)

Các điệu múa này thường được dùng để biểu diễn trong các ngày lễ: Thánh thọ (sinh nhật Hoàng Thái Hậu), Tiên thọ (sinh nhật Hoàng Thái Phi), Vạn thọ (sinh nhật vua), Thiên xuân (sinh nhật Hoàng Thái Tử), Thiên thu (sinh nhật Thái Hậu). Ngoài các lễ trên, múa cung đình còn được diễn trong các lễ: Hưng quốc khánh niệm, tết Nguyên đán, Lễ kết hôn Hoàng Tử, công chúa và các dịp tiếp đãi sứ thần ngoại quốc. Khi diễn dùng ban nhạc Thiều.