trung tâm bảo tồn di tích cố đô huế nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình huế
close
Giới thiệu
Tin tức - sự kiện
  • Nghệ sỹ cung đình Huế với tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024
    Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 07/6 đến 12/6, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” tiếp tục khẳng định sức lan tỏa của một lễ hội văn hóa, lịch sử và nghệ thuật hội tụ những chương trình biểu diễn hấp dẫn của các nghệ sỹ tiêu biểu trong nước và quốc tế, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo; các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao của các quốc gia đến từ các châu lục, diễn ra hàng đêm tại các sân khấu điện Kiến Trung, Thái Bình Lâu, vườn Thiệu Phương (Đại nội); các sân khấu cộng đồng bia Quốc học, Công viên 3/2 và trên khắp tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Nhiều nghệ sỹ thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú
    Sáng 6/3, lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), (NSƯT) lần thứ 10 đã được tổ chức trang trọng tại Nhà hát lớn Hà Nội. Nhiều nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu NSND, và NSƯT, trong đó, 4 nghệ sĩ thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế cũng đã được phong tặng NSƯT trong đợt này.

  • Nghệ sỹ cung đình Huế với chương trình thơ nhạc “Hương sắc mùa xuân”
    Tối 15 tháng Giêng (nhằm ngày 24/02/2024), chương trình Thơ nhạc “Hương sắc mùa xuân” do Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức được các nghệ sỹ Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế trình diễn tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế là điểm nhấn của Ngày hội thơ Huế.

  • Chương trình phục vụ tết do các nghệ sỹ cung đình Huế biểu diễn

  • Không gian trưng bày mặt nạ tuồng Huế - Nơi tiếp lửa cho tình yêu nghệ thuật
    Không gian trưng bày Mặt nạ tuồng Huế là nơi giới thiệu các sản phẩm kẻ mặt nạ của học viên sau khi khóa học kết thúc. Đây vừa là điểm tham quan, vừa là không gian giới thiệu quảng bá nghệ thuật tuồng, đưa tuồng đến gần hơn với công chúng.

menu_open

Giới thiệu chungchevron_rightNhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế

Xem cỡ chữ:
|
Giới thiệu Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế
Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế - thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, là một đơn vị nghệ thuật có chức năng bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật Cung đình Huế, bao gồm: Nhã Nhạc, Múa Cung Đình và Tuồng Cung đình.
Nhà hát Duyệt Thị Đường
Nhà hát Duyệt Thị Đường
Điện thoại:

Sau khi Nhà Nguyễn cáo chung, trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử, các cuộc chiến tranh liên miên, nhờ sự thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ của Đức Từ Cung Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, đoàn Ba Vũ - đoàn ca múa cung đình thời Nguyễn được duy trì cho đến ngày hòa bình lập lại. Ở miền Nam (1945- 1975), chính quyền Sài Gòn tiếp tục duy trì hoạt động của đội Ba Vũ. Nghệ thuật cung đình Huế tiếp tục được bảo tồn và phát huy; nhiều đoàn nghệ sĩ được có cơ hội tham gia biểu diễn ở các nước và gây được tiếng vang. Sau năm 1975, chính quyền mới cũng sớm quan tâm đến việc bảo tồn vốn nghệ thuật truyền thống cung đình Huế để phục vụ đồng bào, tiếp tục thành lập Đoàn Nghệ thuật Bình Trị Thiên, rồi đổi tên thành Đoàn Nghệ thuật truyền thống Huế.

Năm 1994, Đoàn Nghệ thuật Cung đình thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế được thành lập với chức năng bảo tồn và biểu diễn các loại hình nghệ thuật cung đình. Năm 2006, sự nâng cấp sát nhập 2 đơn vị: Đoàn Nghệ thuật Truyền thống Huế thuộc Sở Văn hoá Thông tin (nay là Sở Văn hoá - Thể thao) và Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế theo Quyết định số 867/QĐ-UBND do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ký ngày 29 tháng 3 năm 2006 thêm một lần nữa tạo điều kiện cho sự hồi sinh của nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế. Nhà hát có nhiệm vụ quảng bá và Phát huy giá trị di sản phi vật thể; tổ chức dàn dựng, biểu diễn các chương trình Nhã nhạc, tuồng Cung đình, Múa Cung đình và các chương trình ca múa nhạc dân gian, dân tộc phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác đối ngoại, giao lưu văn hoá trong nước, quốc tế, phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật văn hoá của nhân dân. Các bài bản Nhã nhạc, điệu múa cũng như các vở tuồng Cung đình bị thất lạc dần dần được phục hồi và đưa vào biểu diễn một cách có quy củ và thường xuyên. Bằng con đường quay trở về với nhân dân, giá trị nghệ thuật của các hình thức diễn xướng chắc chắn sẽ được gìn giữ và phát huy trường tồn.

Không gian diễn xướng cũng có thể xem là trái tim của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế chính là Duyệt Thị Đường. Đây có thể xem là môi trường diễn xướng nguyên thủy của nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế dưới các vương triều nhà Nguyễn. Được xây dựng vào năm 1826 dưới thời Minh Mạng, trên nền cũ của nhà hát Thanh Phong Đường, Duyệt Thị Đường - nhà hát dành cho Hoàng gia - được xem là nhà hát cổ nhất Việt Nam. Nằm ở góc Đông Nam, bên trong Tử Cấm Thành - Huế, Duyệt Thị Đường (Théatre Royal) là một công trình kiến trúc có quy mô bề thế, với chức năng chính là nhà hát cung đình. Đây là nơi diễn ra các loại hình sinh hoạt văn hoá nghệ thuật truyền thống, như: ca múa nhạc cung đình, diễn tuồng, hát bội, kịch… Người xem là vua, Hoàng tộc, các quan đại thần và sứ thần nước ngoài.

1. Tên đơn vị :  Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế.

2. Cấp quản lý : Trung tâm BTDT Cố đô Huế.

3. Địa bàn hoạt động: Trong nước và Quốc Tế.

4. Tổ chức bộ máy: Nhà hát gồm có Ban giám đốc, bốn đoàn nghệ thuật và hai phòng chức năng:
 - Đoàn Ba Vũ (chuyên về múa cung đình);
- Đoàn Hoà Thanh (chuyên về về Nhạc);
- Đoàn Thanh Bình (chuyên về Tuồng);
- Đoàn Thanh Phong (phát huy ca múa nhạc, lễ hội trên chất liệu cung đình);
Phòng Nghiên cứu Ứng dụng: Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị di sản phi vật thể Nhã nhạc, Múa cung đình, Tuồng cung đình; phối hợp nghiên cứu phục dựng các lễ hội cung đình Huế;
- Phòng Hành chính - Quản trị: Tổng hợp gồm nhiều bộ phận, có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc Nhà hát về công tác hành chính - quản trị; công tác tài chính - kế toán và các hoạt động nội vụ, ngoại vụ;

5. Những thành tựu:
Có thể khẳng định, với trên 400 năm lịch sử hình thành, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế là đơn vị nghệ thuật cung đình duy nhất của cả nước với lịch sử tồn tại lâu đời còn lại cho đến nay. Điều đáng quý hơn là đơn vị vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật truyền thống độc đáo, đặc sắc như Tuồng Huế, múa hát Cung đình, nghi lễ Cung đình Huế..., nổi bật nhất là Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, góp phần tích cực trong việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hoá Huế.
Những năm qua, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế luôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm bằng nhiều chủ trương, chính sách cụ thể về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, nghệ thuật truyền thống dân tộc, qua các chính sách đầu tư  cho nghệ thuật, tôn giao lưu vinh nghệ sỹ, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, văn hóa…, đặc biệt là Luật Di sản văn hóa năm 2009, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 thực sự đã đem đến cho nghệ thuật cung đình Huế môi trường hoạt động thuận lợi hơn, tạo nên một sức sống mới.
Trên chặng đường dài ấy, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, hoạt động nghệ thuật và thực sự đã đạt được những  thành tích đáng ghi nhận trên nhiều mặt công tác.

6. Công tác sưu tầm, lưu trữ:
Sau khi Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh, hoạt động nghiên cứu, khảo sát, điền dã, sưu tầm và lưu trữ các tài liệu liên quan đến Nhã nhạc cũng như các loại hình Tuồng và Múa Cung đình đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Cụ thể, đơn vị trực tiếp thực hiện là Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế) chú ý thực hiện và triển khai một cách bài bản với những mục tiêu rõ ràng.
Trước hết, một số cán bộ nghiên cứu và những người liên quan được tham dự các khóa tập huấn đào tạo phương pháp luận về nghiên cứu, lưu trữ, bao gồm các phương pháp lập kế hoạch, tiến hành nghiên cứu lịch sử dân tộc học và truyền khẩu, các cách tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa, những chỉ dẫn thực hành về kỹ năng phỏng vấn, ghi âm, ghi hình, xây dựng phòng lưu trữ, lập thư mục, chuyển biên, nguyên tắc tạo hình trong quay phim, chụp ảnh. Các khóa tập huấn này đều do những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn, như GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh, TS. Lê Toàn, TS.Văn Thị Minh Hương… Song song với việc tập huấn, các thành viên trên cũng được trực tiếp tham quan, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm tại các viện nghiên cứu, trung tâm lưu trữ quan trọng nhất của Việt Nam như Viện Âm nhạc, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Cục Lưu trữ Quốc gia…, tham quan các làng nghề truyền thống ở miền Bắc và phỏng vấn các nghệ nhân nổi tiếng tại đây.
Hiện nay, Phòng Nghiên cứu - Ứng dụng thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền  thống Cung đình Huế đang làm tốt công tác sưu tầm, lưu trữ các Hồ sơ khoa học, các tài liệu liên quan đến Nhã nhạc, Tuồng và Múa cung đình. Thông tin được thu thập bằng nhiều nguồn khác nhau (qua hình thức phỏng vấn, điền dã…), sau đó, tiếp tục được phân tích, phân loại, xử lí, tiến đến xây dựng thành những Hồ sơ khoa học, phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đào tạo, quảng bá cũng như được lưu giữ để chuyên trách phục vụ cho công tác nghiên cứu tại Phòng Nghiên cứu - Ứng dụng thuộc Nhà hát. Cho đến nay, công tác sưu tầm, lưu trữ đã có được một khối lượng dữ liệu lớn và quý, cụ thể là các hồ sơ về Nhã nhạc: Hồ sơ khoa học về Thái Bình Cổ Nhạc, Nhạc khí cung đình Triều Nguyễn, Nghiên cứu về bài bản Nhã nhạc Tam Thiên, bài bản Nhã nhạc Cung Ai, bài bản Nhã nhạc Phú lục địch, bài bản Nhã nhạc Tam luân cửu chuyển, Năm bài kèn, Mười Bản Ngự; các hồ sơ về Múa cung đình: Hồ sơ khoa học điệu múa cung đình Tam quốc – Tây Du, Long Hổ Hội, Lục cúng Hoa đăng, Bát Tiên Hiến Thọ, Vũ Phiến; các hồ sơ về Tuồng Cung đình Huế: Hồ sơ khoa học về các bài bản Nồi Niêu sử dụng trong Tuồng truyền thống Huế, Hồ sơ khoa học Mặt nạ Tuồng Huế, Trang phục tuồng cung đình Huế, Vũ đạo Tuồng Huế.
Có thể khẳng định, trong tương lai, công tác sưu tầm lưu trữ sẽ tiếp tục được đẩy mạnh và sẽ còn đạt được nhiều thành tựu hơn nữa. Đây là mảng công tác mang ý nghĩa sống còn trong việc lưu giữ, phục dựng những giá trị truyền thống, là cơ sở nền tảng để nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế tiếp tục được tôn vinh và giành được vị thế xứng đáng trong văn hoá tinh thần của miền đất Cố đô.

7.Công tác biểu diễn và quảng bá:
Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động biểu diễn và quảng bá trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về các giá trị di sản văn hóa phi vật thể quý báu của địa phương, Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế đã dành sự quan tâm thích đáng đến các hoạt động này. Đây là một trong những hoạt động được triển khai mạnh nhất nhằm tiếp tục nâng cao vị thế của các loại hình diễn xướng nghệ thuật cung đình Huế. Nhã nhạc. Ngoài việc tổ chức biểu diễn hàng ngày tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội - Huế) nhằm giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước về những giá trị di sản đặc sắc của Nhã nhạc, Tuồng và Múa Cung đình, Nhà hát còn đa dạng hoá các hình thức hoạt động diễn xướng nhằm đưa hoạt động quảng bá đạt đến biên độ mới cả ở chiều rộng lẫn chiều sâu.
Hoạt động biểu diễn giao lưu đối ngoại
Nhiều năm qua, Nhà hát vinh dự được lãnh đạo Trung ương, địa phương, lãnh đạo Trung tâm giao nhiệm vụ biểu diễn giao lưu, đối ngoại trong nước và nước ngoài. Các chương trình nghệ thuật, các nghi lễ, các bài bản nghi thức trong các lễ đón tiếp các phái đoàn khách ngoại giao quan trọng của lãnh đạo tỉnh, ngày càng được chuẩn hóa về trình thức, nâng cao về chất lượng, các đợt biểu diễn ngoài nước đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu biểu: Nghi thức đón tiếp và các chương trình nghệ thuật biểu diễn chào mừng nhiều phái đoàn ngoại giao quan trọng của Trung ương và quốc tế đến thăm, làm việc tại Huế; chương trình biểu diễn tại các nước: Pari, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, ItaLia, Thái Lan; chương trình biểu diễn tại các hội nghị quốc tế như: Hội nghị hành lang kinh tế Đông Tây; Hội nghị thị trưởng các nước nói tiếng Pháp (AIMF), hội nghị APEC 14 Việt Nam,…
Hoạt động tham gia Hội thi, Hội diễn
Trong quá trình hoạt động chuyên môn, việc tham gia vào các hội thi, hội diễn đóng vai trò quan trọng, là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ ghi nhận của giới chuyên môn cũng như cộng đồng đối với một đơn vị hoạt động nghệ thuật. Trong những năm qua, Nhà hát đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, được các cơ quan chuyên ngành Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đánh giá cao, gây sự chú ý của các đơn vị nghệ thuật lớn trên toàn quốc.
Những giải thưởng đa dạng, những vị trí cao liên tục đạt được hàng năm là minh chứng rõ nét cho sự phát triển, trưởng thành và tự khẳng định của nhiều thế hệ nghệ sĩ, cũng đồng thời thể hiện tầm vóc và vị thế của Nhà hát với tư cách là một trung tâm hoạt động nghệ thuật lớn, mang tính đặc thù của miền Trung. Những thành tích rực rỡ này cũng là kết quả của một tầm nhìn chiến lược mang tính định hướng tốt, phát huy được năng lực chuyên môn của đội ngũ nghệ sĩ và tạo ra những cơ hội để các thế hệ nghệ sĩ cùng cống hiến, đảm bảo tính tiếp nối và chuyển giao trong suốt chặng đường phát triển từ quá khứ đến hiện tại.
Hoạt động biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị
Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận mang tính chính trị, điều đó có nghĩa là việc phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị cũng được xem là một trong những mục tiêu trọng tâm của hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống cung đình Huế. Trong nhiều năm qua, Nhà hát đã làm tốt công tác biểu diễn phục vụ các ngày lễ lớn như lễ hội đêm giao thừa, lễ kỉ niệm những dấu mốc lịch sử trọng đại của quê hương, đất nước, đặc biệt là các kì lễ hội Festival định kì được tổ chức 2 năm/lần. Thành công chung của tất cả những sự kiện này không thể không kể đến sự góp mặt của các tiết mục nghệ thuật với trình độ cao cũng như ý thức cống hiến hết mình của các nghệ sĩ. Đây cũng là lí do Nhà hát luôn được lãnh đạo tỉnh đánh giá là một trong những lực lượng nòng cốt trong việc đảm trách các chương trình nghệ thuật lớn mang tầm quốc gia, quốc tế. Không dừng lại ở đó, Nhà hát cũng đồng thời đẩy mạnh công tác biểu diễn phục vụ cơ sở, vùng sâu vùng xa với mục tiêu lan toả những giá trị văn hoá của miền đất đến với nhân dân, góp phần tuyên truyền, cổ vũ, giáo dục nhân dân ý thức bảo tồn, gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống. Có thể kể đến các hoạt động tiêu biểu như các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân, chiến sỹ ở đồn Biên phòng Thuận An, đồn Biên phòng thuộc địa bàn A Lưới, các vùng căn cứ cách mạng huyện Hương Trà, Quảng Điền... 
Hoạt động biểu diễn phục vụ dịch vụ du lịch
Hướng đến xây dựng Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch có thương hiệu quốc gia và khu vực, việc chú trọng phát triển các hoạt động biểu diễn nhằm quảng bá, phục vụ du lịch, tạo sức hút đối với du khách là một định hướng phù hợp với thực tiễn. Phát huy cao độ thế mạnh của loại hình Di sản văn hoá phi vật thể - Đại diện của Nhân loại, Nhà hát đã không ngừng đổi mới, cải biến, đa dạng hoá phương thức tổ chức các dịch vụ biểu diễn Nhã nhạc, Tuồng và Múa cung đình nhằm tạo ấn tượng cho người xem, thu hút sự chú ý và từng bước khơi gợi niềm yêu thích. Với những tiết mục đưa ra biểu diễn ngoài cộng đồng, dựa trên chất liệu của nghệ thuật cung đình như động tác, làn điệu, âm nhạc, lời hát…, người nghệ sĩ có những biến tấu nhất định giúp động tác mềm mại hơn, đội hình linh hoạt chứ không đăng đối như trước đây để hấp dẫn thị hiếu của người xem. Có thể kể đến một vài hình thức biểu diễn khá thành công như dạ nhạc tiệc, tái hiện nghi thức đón rước cung đình...
Hoạt động quảng bá - đưa Di sản vào học đường
Sau khi Nhã nhạc được UNESCO vinh danh, các hoạt động nâng cao nhận thức của học sinh tại nhà trường cũng được quan tâm đầu tư thông qua các buổi nói chuyện có minh hoạ hình ảnh và tiết mục biểu diễn của cố GS.TS. Trần Văn Khê dành cho sinh viên, học sinh các cấp ở thành phố Huế; Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế cũng tạo điều kiện cho học sinh các trường học đóng trên địa bàn thành phố Huế trực tiếp tham gia vào các buổi tập huấn về Nhã nhạc và các loại hình diễn xướng cung đình khác. Tại các buổi thực địa trực tiếp này, các em học sinh và sinh viên đều tỏ ra thích thú. Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo của Trung tâm, Nhà hát còn phối hợp tổ chức tọa đàm tập huấn dành cho giáo viên một số trường tiểu học ở khu vực Huế nhằm cung cấp kiến thức về Nhã nhạc và phương pháp giảng dạy âm nhạc truyền thống cho các giáo viên dạy nhạc, hướng dẫn giáo viên phương pháp để học sinh có thể lĩnh hội và cảm nhận được giá trị âm nhạc truyền thống, đặc biệt đối với Nhã nhạc. Trong năm năm học 2022-2023 , toàn tỉnh đã phát động hoạt động “Giáo dục di sản văn hóa Huế” tại các điểm di tích và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các em học sinh. Có thể xem đây là một trong những thành tựu nổi bật trong hoạt động quảng bá của Nhà hát những năm trở lại đây. Từ những giờ học trải nghiệm phù hợp với xu thế giáo dục phổ thông hiện nay (chú trọng phần giáo dục địa phương), những hiểu biết cơ bản về nghệ thuật diễn xướng sẽ được truyền dạy đến thế hệ trẻ, góp phần bồi dưỡng ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống, tiếp tục kiếm tìm thế hệ kế cận trong công tác nghiên cứu, bảo tồn nét đẹp văn hoá đặc sắc của nghệ thuật truyền thống cung đình Huế.

8. Công tác đào tạo và truyền dạy
Thực hiện Công ước quốc tế về Bảo tồn Di sản Văn hóa Phi vật thể (gọi tắt là Công ước 2003) mà Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước này, với sự giúp đỡ của UNESCO, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện dự án với sự tham gia của cộng đồng và sự phối hợp hỗ trợ của các cơ quan ban ngành và tổ chức liên quan - đã tiến hành nhiều hoạt động, trong đó, công tác đào tạo và truyền dạy được xem là hoạt động có tính nền tảng, đảm bảo tính kế tục giữa các thế hệ.
Trong những năm qua, Nhà hát đã tiến hành một cách khá bài bản công tác đào tạo nhạc công Nhã nhạc trẻ và tập huấn nâng cao kỹ năng biểu diễn Nhã nhạc. Năm 2005, khoá đào tạo nhạc công Nhã nhạc gồm 20 em được tuyển chọn và đào tạo với các chuyên ngành: đàn nguyệt, đàn tam, sáo, trống, đàn tỳ bà, đàn nhị và kèn. Đây là một khoá đào tạo đặc biệt theo hình thức truyền khẩu từ các nghệ nhân (truyền nghề, truyền ngón theo dạng một thầy, một trò) và được dạy ký-xướng âm theo kiểu truyền thống (Họ, Xự, Xàng, Xê, Cống…). Khóa đào tạo nhạc công Nhã nhạc này đã được các giáo sư, nghệ nhân, nghệ sĩ có uy tín trực tiếp lên chương trình và giảng dạy như: cố GS.TS Trần Văn Khê, GS.TS Tô Ngọc Thanh, PGS.TS Hà Sâm, cố nghệ nhân dân gian Trần Kích, nghệ nhân Trần Thảo, nhà giáo Nguyễn Đình Sáng (nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế), nhà Huế học Nguyễn Xuân Hoa… cùng một số nghệ sĩ Nhã nhạc có tên tuổi của Huế. Ngoài công tác đào tạo, mời các nghệ nhân có tên tuổi truyền dạy các kỹ năng trình diễn và trao truyền các bí kíp nghề nghịêp, Nhà hát còn thường xuyên tổ chức tập huấn cho các nhạc công để nhằm giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn với nghề nghiệp. Bên cạnh đó, để không bỏ lỡ những hạt giống tốt, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế đã có chủ trương tiếp tục tuyển chọn, đào tạo các học viên đến từ các gia đình nghệ nhân truyền thống để xây dựng đội ngũ kế cận cho các loại hình nghệ thuật diễn xướng truyền thống trong tương lai gần.