trung tâm bảo tồn di tích cố đô huế nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình huế
close
chương trình biểu diễn
menu_open

Chương trình biểu diễnchevron_rightNhã nhạc cung đình

16/10/2023 4:31:13 CH
Xem cỡ chữ:
|
Tuồng Huế
Tuồng cung đình Huế là một loại hình kịch hát truyền thống
Điện thoại:

Tuồng cung đình Huế là một loại hình kịch hát truyền thống mang tính bác học cao vì từ âm nhạc, lời ca cho đến tích tuồng, cách thức trình diễn đều được biên soạn, dàn dựng và kiểm duyệt công phu, nghiêm ngặt để phục vụ các bậc vua chúa trong cung nhà Nguyễn. Trải qua thời gian, tuồng cung đình Huế dần mai một nhưng may mắn được các nghệ sĩ giàu tâm huyết của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế ra sức bảo tồn và tìm cách chấn hưng loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Tuồng hay còn gọi là hát bộ, hát bội là một loại hình nhạc kịch truyền thống nổi tiếng của Việt Nam. Theo sử sách tuồng có từ thời nhà Trần (khoảng thế kỉ 13) và phát triển cực thịnh vào thời nhà Nguyễn (thế kỉ 19).

Trong tuồng có sự kết hợp của nhiều yếu tố như: ca, múa, âm nhạc, mỹ thuật, văn học...; lối diễn xuất mang nặng tính ước lệ; diễn viên được phục trang và trang điểm cầu kỳ, ấn tượng theo những thể thức riêng; nội dung các vở diễn thường mang âm hưởng hùng tráng, đề cao tinh thần trung quân ái quốc, sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa và những bài học luân lí về cách ứng xử theo chuẩn mực đạo đức nho giáo truyền thống. Vì thế, thời phong kiến, đặc biệt là thời nhà Nguyễn, tuồng rất được tầng lớp trí thức, quý tộc, nhất là người trong hoàng cung yêu thích, coi trọng.

Thời nhà Nguyễn ở Huế, tuồng sớm được đưa vào cung để trình diễn phục vụ. Sử sách kể rằng, vua Thành Thái (trị vì 1889 - 1907) đam mê tuồng đến mức không chỉ ban thưởng tiền bạc mà còn phong tước hiệu cho nhiều bậc thầy tuồng giỏi. Thậm chí ông còn được biết đến là vị hoàng đế duy nhất của triều Nguyễn đã từng lên sân khấu diễn tuồng và cũng là một tay trống tuồng tài ba. 

Các bài khác