trung tâm bảo tồn di tích cố đô huế nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình huế
close
chương trình biểu diễn
menu_open

Chương trình biểu diễnchevron_rightNhã nhạc cung đình

16/10/2023 4:37:30 CH
Xem cỡ chữ:
|
Tuồng Huế trong năm 2023
Điện thoại:

Trãi qua hơn một thế kỉ trị vì, nhà Nguyễn đã phát triển nghệ thuật tuồng đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Từ một môn nghệ thuật dân gian, tuồng đã được nâng tầm thành một bộ môn nghệ thuật hoàn thiện mang tính bác học cao cả về mặt kịch bản cũng như nghệ thuật biểu diễn, trở thành quốc kịch của một quốc gia.

Dưới triều Minh Mạng (trị vì 1820–1841), vua đã cho xây dựng nhà hát Duyệt Thị Đường, nhà hát đầu tiên được xây dựng trong cung, chủ yếu để diễn các vở tuồng phục vụ cho vua, quan và hoàng thân quốc thích. Đến thời vua Tự Đức (trị vì 1847–1883) nghệ thuật tuồng phát triển tột đỉnh khi vua cho xây thêm nhà hát Minh Khiêm Đường, quy tụ các đào, kép giỏi về đây để tập luyện và biểu diễn, lại cho lập cả một ban chuyên trông coi việc biên soạn, hiệu chỉnh các vở tuồng.

Do chịu sự quản lí chặt của triều đình nên tuồng cung đình Huế khác khá xa so với tuồng dân gian trước đó. Chẳng hạn như tuồng cung đình quy định nghiêm việc kiêng nói huý, tức lời tuồng tuyệt đối không được phạm đến tên nhà vua và hoàng tộc; khi biểu diễn, diễn viên không được nhìn thẳng vào mặt vua, cách chào cũng phải tuân thủ theo cách thức nghiêm ngặt; nhân vật đóng vai vua trên sân khấu phải ngồi chệch, không được ngồi đối diện với vua; diễn viên không được tự ý thêm, bớt hoặc hát sai lời trong kịch bản…

Có thể nói, tuồng cung đình Huế phản ánh rõ nét thế giới quan của xã hội phong kiến nhà Nguyễn, là một đại diện mẫu mực cho trường phái sân khấu cổ điển và là di sản nghệ thuật của dân tộc.

Lễ cúng tổ nghề tại Thanh Bình từ đường, nơi thờ tổ nghề tuồng cung đình Huế. Ảnh: Công Đạt

Các bài khác