trung tâm bảo tồn di tích cố đô huế nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình huế
close
Tư liệu
menu_open

Tư liệuchevron_rightÝ kiến bình luận

26/12/2015 4:46:58 CH
Xem cỡ chữ:
|
Nhạc Cung đình diễn ở UNESCO
TTCN - Cuối năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công bố là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, và ngay sau Tết Giáp Thân một đoàn nghệ thuật cung đình Huế đã đến biểu diễn tại trụ sở UNESCO ở Paris. Đây là một sự kiện văn hóa Việt vào những ngày đầu năm 2004 tại Pháp, cũng là niềm tự hào của người Việt sống xa Tổ quốc
Buổi diễn nhã nhạc Cung đình tại trụ sở UNESCO ở Paris - Pháp
Buổi diễn nhã nhạc Cung đình tại trụ sở UNESCO ở Paris - Pháp
Điện thoại:

TTCN - Cuối năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công bố là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, và ngay sau Tết Giáp Thân một đoàn nghệ thuật cung đình Huế đã đến biểu diễn tại trụ sở UNESCO ở Paris. Đây là một sự kiện văn hóa Việt vào những ngày đầu năm 2004 tại Pháp, cũng là niềm tự hào của người Việt sống xa Tổ quốc. Ngày 31-1, nhằm mồng 9 tết, đoàn ca múa của Nhà hát Nghệ thuật cung đình thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã có mặt ở trụ sở UNESCO biểu diễn báo cáo trong buổi lễ trao bằng công nhận. Theo ông Vũ Đức Tâm, đại sứ VN tại UNESCO, đây là đoàn nghệ thuật đầu tiên đến biểu diễn minh họa một kiệt tác trong số 28 kiệt tác được công bố là di sản phi vật thể thế giới năm qua. “Cả hồn lẫn xác”

Sau buổi diễn ở Paris, đoàn được đại sứ Vũ Đức Tâm cùng đại sứ VN tại Pháp Nguyễn Đình Bin hướng dẫn đi biểu diễn chúc tết kiều bào ở các thành phố lớn có nhiều người Việt sinh sống như Paris, Lyon, Marseille và cả tại Brussels - thủ đô Bỉ, trung tâm của Cộng đồng châu Âu. 

Năm 1993, cố đô Huế trở thành di sản văn hóa thế giới, nay đến nhạc cung đình Huế trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nói như GS Trần Văn Khê, điều đó có nghĩa cố đô Huế nay đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới cả “phần xác lẫn phần hồn
Còn theo đại sứ Vũ Đức Tâm, suốt các thập kỷ qua UNESCO đã nỗ lực ghi nhận các kiệt tác văn hóa mang tính toàn cầu có nguy cơ bị hủy hoại hoặc thất truyền nhằm khuyến khích các nước bảo vệ và phát triển chúng. 
Nếu như các công trình văn hóa, kiến trúc và cảnh quan tương đối cụ thể, dễ phát hiện và nhìn nhận thì các kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu khó khăn hơn để được công nhận. Việc ghi nhận các kiệt tác phi vật thể chỉ mới bắt đầu được UNESCO tiến hành từ năm 2001 (với 19 kiệt tác), sau đó cứ hai năm tiến hành bình chọn một lần.

Buổi trình diễn nhã nhạc tại trụ sở UNESCO ở Paris - Pháp

GS Trần Văn Khê là người từ đầu đã tích cực vận động UNESCO nhìn nhận nhạc cung đình Huế. Theo ông, để trở thành một di sản phi vật thể của nhân loại, ngoài giá trị lịch sử và nghệ thuật, kiệt tác còn cần được nhà nước sở tại chứng minh đã có nhiều nỗ lực bảo tồn và phát huy. Chuẩn bị cho được một hồ sơ giải trình hoàn chỉnh đòi hỏi nhiều nỗ lực. Về mặt này, nhã nhạc cung đình Huế đã nhận được sự hỗ trợ tận tình của bà Noriko Aikawa, giám đốc Vụ Văn hóa phi vật thể của UNESCO, qua các liên hệ thường xuyên giữa bà và GS Trần Văn Khê từ năm 1994, ở Paris lẫn tại VN.

Các nhạc sĩ đứng trên sân khấu trình diễn nhã nhạc tại trụ sở UNESCO ở Paris - Pháp

Sau khi nhã nhạc Huế được công nhận, đại sứ Vũ Đức Tâm mới đảm nhận cương vị tại UNESCO đã vận động đưa ngay đoàn nhạc cung đình Huế sang biểu diễn báo cáo nhân dịp lĩnh bằng công nhận. 21 nghệ sĩ Huế sang Pháp biểu diễn hầu hết còn rất trẻ, đặc biệt trong đoàn có cụ Trần Kích năm nay đã 91 tuổi mà vẫn khỏe mạnh. Cụ là một trong số rất ít nghệ sĩ cung đình còn sống, đã vào nghề từ lúc18 tuổi, sử dụng lão luyện nhiều nhạc cụ, hiện đang truyền dạy cho lớp con cháu theo nghề.

Đoàn diễn ở đâu cũng đông nghẹt khán giả, ngay khán phòng lớn của UNESCO 1.500 chỗ, Nhà văn hóa Villeurbane ở Lyon gần 1.000 chỗ cũng phải từ chối bớt người xem. Chúng tôi được dự một buổi diễn của đoàn, thật cảm động trước khung cảnh khán thính giả im phăng phắc, kính cẩn lắng nghe hòa tấu đại nhạc Tam luân cửu chuyển cầu cho quốc thái dân an với kèn trống và bộ gõ; hay khi cả ngàn người hoan nghênh nhiệt liệt điệu múa cung đình Trình tường tập khánh thể hiện cảnh Tứ trụ thiên vương vâng lệnh Trời xuống trần chúc thọ vương triều; và tất cả đều thả hồn theo nhịp điệu trầm bổng vui tươi của các điệu Mã vũ, Du xuân; các bài Hồ quảng, Bình bán, Kim tiền, Xuân phong, Tẩu mã... Nhưng có lẽ người xem thích thú nhất với các màn múa Lân mẫu xuất lân nhi và Lục cúng hoa đăng.

Lục cúng hoa đăng được trình diễn trên sân khấu

Kết thúc chương trình, cả hội trường bừng lên tiếng vỗ tay tán thưởng không dứt. Với người Việt xa xứ, đây là những thời khắc vô cùng xúc động và hãnh diện về nền văn hóa dân tộc.

Các buổi trình diễn còn có mặt tích cực khác, đó là quảng bá rộng rãi du lịch VN cũng như mời khách tham dự Festival Huế vào tháng sáu năm nay. Cùng với triển lãm khảo cổ và dân tộc học Việt ở Brussels, trình diễn nhạc cung đình Huế ở Pháp tạo một bộ mặt mới của văn hóa VN ở phương Tây, không khoa trương rầm rộ mà đi vào chiều sâu văn hóa.

Hữu Thái - Tuyết Hoa